NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
1. Vì sao doanh nghiệp cần sử dụng tổng đài điện thoại?
Tổng đài điện thoại là một hệ thống trung gian giúp kết nối các cá nhân, phòng ban, địa điểm của doanh nghiệp và giao tiếp bên ngoài doanh nghiệp. Việc láp đặt tổng đài giúp cho các đầu cuối gọi cho nhau và gọi ra ngoài trên một số thuê bao của nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.
Doanh nghiệp của bạn đang trên đà phát triển, tập khách hàng tăng lên, số lượng nhân viên cũng nhiều hơn. Cũng chính bởi vậy mà việc quản lý khách hàng, quản lý nhân viên đều trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Việc trang bị cho mỗi cá nhân 1 số điện thoại cố định đến một lúc nào đó buộc văn phòng, doanh nghiệp phải xem xét lại vì chi phí đầu tư và khả năng tập trung quản lý không cao.
Hơn nữa, việc liệt kê hàng loạt số điện thoại sẽ khiến đối tác khách hàng lúng túng khi lựa chọn số điện thoại trong danh bạ để liên hệ công việc với công ty của bạn. Một số điện thoại duy nhất quảng bá cho toàn doanh nghiệp sẽ là giải pháp tối ưu, thông qua hệ thống tổng đài nội bộ, cuộc gọi sẽ đến được nơi đối tác có nhu cầu liên lạc.
2. Tổng đài điện thoại có mấy loại?
Có 2 loại tổng đài điện thoại cho doanh nghiệp là Tổng đài analog và tổng đài Voice IP. Để hiểu rõ hơn về 2 loại tổng đài, chúng ta có thể xem bảng so sánh giữa tổng đài analog và tổng đài IP sau đây:
3. Những ưu điểm của tổng đài Voip?
Để doanh nghiệp có thể nắm rõ được những ưu điểm của tổng đài Voice IP, chúng ta sẽ đi sâu vào so sánh lợi ích giữa việc sử dụng tống đài Voip và tổng đài analog
STT | Diễn giải lợi ích | Tổng Đài IP | Tổng Đài Analog |
1 | Đầu tư lắp mới | – Chi phí tổng thế thấp, dung lượng càng lớn chi phí càng giảm – Chi phí tổng đài thấp – Chi phí điện thoại – Không chi phí đường dây cáp thoại, không chi phí cáp trục, không giới hạn khoảng cách |
Chi phí tổng thể lớn – Chi phí tổng đài – Chi phí máy điện thoại – Chi phí dây thoại, đi dây, gen, wallplate.. – Chi phí bảo trì bảo dưỡng lớn |
2 | Nâng cấp mở rộng sau này | – Chỉ mua điện thoại ip cắm vào mạng là xong (đối với tổng đài IP) – Không phí nâng cấp tổng đài – Không phí đường dây điện thoại |
Nâng cấp mở rộng thêm: – Tùy theo dung lượng tổng đài cần bổ xung card phần cứng để có thể sử dụng – Chạy dây cho máy lẻ, – Chi phí cấu hình cài đặt trực tiếp tại chi nhánh – Mua điện thoại đầu cuối => Tổng chi phí rất lớn |
3 | Dịch chuyển, thay đổi vị trí sử dụng | Không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào → mang điện thoại cắm vào bất kỳ vị trí mạng nào là xong | Dịch chuyển máy lẻ: – Đấu nối lại dây hoặc chạy dây mới – Chi phí cấu hình, thông tin hiệu lại, đánh số lại toàn bộ hệ thống- Phả người thuê người chuyên môn về tổng đài đến thực hiện |
4 | Các sự cố về đường bưu điện | Xác nhận được ngay tình trạng của các đường bưu điện qua trạng thái hiên thị trên tổng đài | – Khó xác định được khi đường bưu điện đứt, phải có người phát hiện và kiểm tra – Chi phí sửa chữa/ bảo dưỡng cao – Thời gian xử lý lâu chậm |
5 | Các sự cố về đường dây máy lẻ | Thông mạng là hoạt động | Xử lý máy lẻ đường dây – Đi dò kiểm tra dây → thời gian xử lý lâu → mất chi phí xử lý |
6 | Chi phí dịch vụ bảo trì bảo dưỡng cho tổng đài, đường dây | Thông mạng là hoạt động | Chi phí dịch vụ bảo trì bảo dưỡng rất lớn: – Chi phí bảo trì tổng đài – Chi phí bảo trì đường dây => Thời gian xử lý khắc phục chậm |
7 | Quản lý tổng đài | Ngồi bất kỳ đâu cũng quản lý được | Phải đến nơi đặt tổng đài để thay đổi cài đặt quản lý |
Qua bảng số sánh trên cho chúng ta thấy việc triển khai lắp đặt và sử dụng Tổng đài Voice IP thuận lợi hơn rất nhiều cho Doanh nghiệp so với việc sử dụng tổng đài analog.
4. Để có 1 tổng đài Voip hoành chỉnh cần có 3 yếu tố sau:
⊕ Đầu số điện thoại Sip Trunk Viettel
Tùy theo tính chất của từng doanh ngiệp thì doanh nghiệp có thể lựa chọn đầu số gọi ra là số cố định (đầu số máy bàn) hoặc đầu số di động. Các đầu số này sẽ được đấu nối và sử dụng dưới dạng Sip Trunking, sẽ không dùng dây, dùng sim thông thường như các điện thoại bàn và di động vẫn thường hay sử dụng. Thay vào đó khi doanh nghiệp đăng ký, đầu số sẽ được trỏ về địa chỉ IP của tổng đài.
Chi phí đăng ký sử dụng đàu số sip Viettel như sau:
*Đầu số cố định:
– Phí hòa mạng: 220.000 vnđ/ 1 số (đã bao gồm VAT)
– Cước thuê bao: 20.000 (không bao gồm VAT)
– Số lượng cuộc gọi đồng thời: không giới hạn
– Cước gọi:
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Đơn giá (không bao gồm thuế VAT) | |
1 | Cước liên lạc nội hạt | đ/phút | 120 | |
2 | Liên tỉnh cố định | Nội mạng Viettel | đ/phút | 718 |
Ngoại mạng | đ/phút | 891 | ||
3 | Di động | Nội mạng Viettel | đ/phút | 718 |
Ngoại mạng | đ/phút | 891 |
Đối với doanh nghiệp có nhu cầu gọi ra nhiều, Doanh nghiệp sẽ được chiết khấu bậc thang theo tổng cước phát sinh không bao gồm thuế và không bao gồm cước gọi đi quốc tế. Cụ thể các mức như sau:
STT | Tổng cước phát sinh trong tháng (VNĐ) | Tỷ lệ chiết khấu (%) |
1 | Từ 10 triệu – dưới 50 triệu | 9% |
2 | Từ 50 triệu – dưới 100 triệu | 12% |
3 | Từ 100 triệu – dưới 200 triệu | 15% |
4 | Từ 200 triệu – dưới 400 triệu | 18% |
5 | Từ 400 triệu trở lên | 20% |
*Đầu số di động:
Đầu số đi động Viettel bao gồm: 096, 097, 098, 086, 03 và tất cả các đầu số của các nhà mạng khác chuyển qua
– Phí hòa mạng: 60.000 vnđ/ 1 số. (đã bao gồm VAT)
– Cước thuê bao: 50.000 (không bao gồm VAT)
– Số lượng cuộc gọi đồng thời: không giới hạn
Cước gọi dành cho doanh nghiệp sử dụng theo hình thức dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu sẽ được tính theo bậc thang như sau:
STT | Gọi trong nước | Lưu lượng gọi 1 tháng | Giá cước |
1 | Gọi trong mạng Viettel (di động, cố định) | Dưới 50.000 phút | 550đ/phút |
Từ 50.000 đến dưới 100.000 phút | 500đ/phút | ||
Từ 100.000 đến dưới 150.000 phút | 450đ/phút | ||
Từ 150.000 đến dưới 200.000 phút | 400đ/phút | ||
Từ 200.000 đến dưới 400.000 phút | 350đ/phút | ||
Từ 400.000 phút trở lên | 300đ/phút | ||
2 | Gọi ngoài mạng Viettel (di động, cố định) | 780đ/phút |
Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn mua gói sản lượng phút gọi như sau:
STT | Nội dung | Sản lượng gọi nội mạng | Cước hàng tháng (đã có VAT) | Cước vượt lưu lượng nội mạng |
1 | MS1 | 100.000 phút | 50 triệu đồng | Hết phút gọi tính 500đ/phút |
2 | MS2 | 200.000 phút | 80 triệu đồng | Hết phút gọi tính 400đ/phút |
3 | MS3 | 400.000 phút | 120 triệu đồng | Hết phút gọi tính 300đ/phút |
*Đối với cả đầu số cố định và di động, để thực hiện được các cuộc gọi đi quốc tế, gọi tới các đầu số 1800/1900 thì doanh nghiệp cần đăng ký nội dung này với Viettel
⊕ Tổng đài Voip:
Về tổng đài doanh nghiệp có thể lựa chọn phương án đi thuê hoặc mua cứng, tương đương với 2 loại tổng đài được gọi là Tổng đài Cloud và Tổng đài cứng
Tổng đài Cloud là giải pháp tổng đài được xây dựng sẵn (bao gồm: thiết bị tổng đài cứng, server, data center, hệ thống bảo mật…) sau đó cho doanh nghiệp thuê lại theo gói cước dựa trên số lượng user máy nhánh đăng ký.
Tổng đài Cứng hay còn gọi là tổng đài vật lý, doanh nghiệp mua đứt, không phải tốn chi phí hàng tháng cho việc sử dụng tổng đài. Việc mua tổng đài cũng được dựa trên số user máy nhánh mà doanh nghiệp mong muốn sử dụng trong tương lai. Thiết bị tổng đài này được đặt tại doanh nghiệp và do doanh nghiệp quản lý.
Chúng ta có thể hiểu rõ hơn về 2 loại tổng đài Voip qua bảng so sánh sau:
⊕ Thiết bị đầu cuối
5. Những lưu ý khi lựu chọn đăng ký tổng đài Voip là gì?
Tag: